Tàu Mỹ bị tàu hàng đâm liên tục: Hệ thống Aegis vô hiệu
Khoảng 2h30 ngày 17/6 (0h30 giờ Việt Nam), đã xảy ra vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu hàng Philippines và khu trục hạm Aegis của Mỹ trên vùng biển Nhật Bản.
Theo CNN, vụ va chạm đã khiến mạn phải chiếc tàu bao gồm radar của hệ thống chiến đấu Aegis bị bẹp dúm và gần như mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến ít nhất một người bị thương và ít nhất 7 thủy thủ đang mất tích.
Vụ va chạm khủng khiếp này xảy ra giữa khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ và tàu hàng Crystal ACX của Philippines. Địa điểm xảy ra thuộc phía Tây Nam của vùng Yokosuka của Nhật Bản khoảng 56 hải lý.
Chiến hạm USS Fitzgerald bẹp dúm sau vụ va chạm.
Ngay khi vụ việc xảy ra, tàu USS Fitzgerald dã phát tín hiệu cần được trợ giúp và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật đã có mặt tại hiện trường vụ va chạm để xác định mức độ thiệt hại và thương tích của hai con tàu.
Dù con tàu vẫn có thể di chuyển một cách thận trọng nhưng theo CNN, nước đã tràn vào chiến hạm USS Fitzgerald rất nhiều nhưng thủy thủ đoàn đang nỗ lực cứu con tàu bằng cách mở hết công suất các máy bơm để đẩy nước ra ngoài.
Dù sau vụ vam chạm, chiến hạm Mỹ gặp phải tình trạng thê thảm nhưng số phận của tàu hàng Crystal ACX của Philippines không thấy nhắc đến bởi chiếc tàu này chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi tàu.
Được biết, USS Fitzgerald là chiến hạm mạnh nhất hiện nay của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân thuộc lớp Arleigh Burke.
Về trang bị vũ khí, tàu USS Fitzgerald có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.
Những hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tàu ngầm…
Trong đó, các tên lửa đánh chặn SM-2/3 giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, tàu khu trục Arleigh Burke cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 127 mm.
Tàu hàng Crystal ACX của Philippines chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi.
Không chỉ có vậy, chiến hạm USS Fitzgerald còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến/phòng không Phalanx CIWS và hai pháo cỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.
Với hệ thống vũ khí được trang bị, chiến hạm USS Fitzgerald đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện khác.
Một số hình ảnh của tàu USS Fitzgerald sau vụ đâm
http://hoinhabaovietnam.vn/Tau-My-bi-tau-hang-dam-He-thong-Aegis-vo-hieu_n18841.html
Tàu chiến gặp nạn, Mỹ gồng mình trên biển Đông
TP - Khi tàu khu trục gặp nạn hồi tháng 6 chưa sửa xong thì lại thêm một tàu khu trục nữa của Hải quân Mỹ hôm qua bị đâm va trên vùng biển gần Singapore. Những phương tiện quân sự chủ chốt liên tục gặp sự cố có thể khiến Mỹ phải gồng mình ứng phó trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và biển Đông tiếp diễn, giới quan sát nhận định.

Tàu USS John S. McCain bị móp sau vụ đâm va tàu chở dầu hôm 21/8. Ảnh: CBC.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ hôm qua va chạm với một tàu chở dầu trên vùng biển gần Singapore. Đây là vụ tai nạn thứ hai liên quan tàu của Hải quân Mỹ ở châu Á trong vòng 2 tháng. Trước đó, tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay, khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Trong vụ tai nạn hôm qua, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 10 thủy thủ mất tích. Những thủy thủ bị thương đã được chuyển đến Singapore. Không người nào trên tàu chở dầu bị thương trong vụ va chạm.
Tàu khu trục được đặt tên theo cha và ông nội của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain - ông John S. McCain, Jr và John S. McCain, Sr (hai đô đốc có công lớn trên mặt trận Thái Bình Dương thời Thế chiến 2). Đây là cặp bố con đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ đều được phong hàm đô đốc.
Ads by optAd360
Mới được phẫu thuật u não gần đây, Thượng nghị sĩ John McCain ngày 21/8 viết trên Twitter rằng, ông và vợ ông “cầu nguyện cho các thủy thủ trên tàu USS John S. McCain suốt đêm nay, đánh giá cao công việc của lực lượng tìm kiếm và cứu hộ”.
Tàu USS John S. McCain gặp nạn trong lúc tàu USS Fitzgerald vẫn đang được sửa chữa sau vụ tai nạn hồi tháng 6 làm dấy lên lo ngại Hải quân Mỹ khó bảo đảm hoạt động tuần tra trong khu vực. Cả hai tàu này đều thuộc hạm đội tàu khu trục DESRON 15 đóng tại Nhật Bản.
Nếu không tính USS Fitzgerald, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có 6 tàu được giao nhiệm vụ tuần tra phòng thủ tên lửa đạn đạo. Tàu USS McCain đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Căn cứ nằm phía nam thủ đô Tokyo cũng là nơi đậu của tàu sân bay hạt nhân Mỹ Ronald Reagan.
Kể từ chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Yokosuka vẫn là căn cứ hải quân quan trọng nhất của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Tại bất kỳ thời điểm nào, nơi đây vẫn có khoảng 5.070 tàu nổi và tàu ngầm, 140 máy bay chiến đấu và khoảng 20.000 thủy thủ thuộc Hạm đội 7.
Các tàu thuộc Hạm đội 7 thực hiện hơn 500 chuyến thăm cảng đến 25 quốc gia mỗi năm. Ngày 7/4 năm nay, tàu USS John S. McCain và tàu USNS Safeguard cùng gần 400 sĩ quan, thủy thủ cập cảng Tiên Sa, thăm thành phố Đà Nẵng.
Tai nạn liên tục
Hải quân Mỹ hứng chịu nhiều tổn thất ở Thái Bình Dương trong năm nay. Ngày 9/5, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain bị một tàu đánh cá nhỏ đâm vào trên vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.
Cuối tháng 1, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam bị mắc cạn khi đang cố neo tại vịnh Tokyo. Sau đó xảy ra vụ tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 6. Tất cả 3 tàu chiến nói trên và USS McCain đều được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
Ông Bryan McGrath, một tư lệnh Mỹ đã nghỉ hưu sau khi chỉ huy tàu khu trục USS Bulkeley, nói rằng, rất khó đánh giá những vụ tai nạn nói trên chỉ là ngẫu nhiên hay nói lên vấn đề gì sâu xa hơn. “Chúng tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi tin rằng Hải quân sẽ nắm được vấn đề”, ông McGrath nói với báo Nhật Bản Japan Times.
Ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), cho rằng, vụ tai nạn hôm qua là “khác thường” và chắc chắn sẽ khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi đối với Hải quân Mỹ. Báo Washington Post dẫn lời ông Graham cho rằng, vụ việc có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hành động của Hạm đội 7.
“Họ đã phải căng mình sau vụ va chạm của tàu Fitzgerald, và nay họ hỏng thêm một tàu khu trục tuyến đầu nữa ở khu vực vào thời điểm căng thẳng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và biển Đông”, ông Graham nói.
Tàu McCain dài 154m thực hiện một chuyến tuần tra khẳng định tự do hàng hải trên biển Đông vào đầu tháng này. Báo quân sự Mỹ Star and Stripes dẫn lời một quan chức giấu tên của Hải quân Mỹ nói rằng, con tàu đã đi sát một đảo nhân tạo “để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu khắp vùng biển quốc tế”.
Đây là lần thứ ba trong năm một tàu chiến Mỹ đi vào trong vùng 12 hải lý của một cấu trúc Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép để thể hiện rằng, Washington không thừa nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với những cấu trúc này.
Khi được hỏi Hải quân Mỹ có cần đưa thêm tàu Mỹ đến châu Á- Thái Bình Dương để duy trì sức mạnh, người phát ngôn Hạm đội 7 nói “vẫn còn quá sớm để biết điều đó”, Reuters đưa tin.
USS John S. McCain được đóng năm 1991 và được đưa vào biên chế năm 1994. Thủy thủ đoàn gồm 23 sĩ quan, 24 thượng sĩ và 291 thủy thủ. Đây là tàu khu trục lớp Arleigh Burke, với bộ phận chủ chốt là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Hệ thống Aegis được đánh giá là có thể đối phó mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. USS John S. McCain có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các nhóm tàu sân bay tấn công, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm tấn công đổ bộ hoặc nhóm bổ sung.
https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/tau-chien-gap-nan-my-gong-minh-tren-bien-dong-1179640.tpo
Chiến hạm Aegis hỏng nặng sau khi tập trận răn đe Nga
Những vụ va chạm với tàu chở hàng cỡ lớn đang thực sự trở thành cơn ác mộng tồi tệ đối với những chiến hạm trang bị hệ thống Aegis tối tân.
Hãng thông tấn Reuters của Anh hôm 8/11 đăng tải thông tin cho biết, tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 thuộc lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy đã gặp phải một tai nạn cực kỳ nghiêm trọng.
Trong khi đang neo đậu tại cảng, chiến chiến hạm được trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân này đã bị một tàu chở dầu mang đầy tải bắt đầu rời bến đâm phải. Vụ va chạm rất mạnh tạo ra một vết rách lớn bên khoang phải, khiến con tàu bị nghiêng hẳn sang một bên và có nguy cơ chìm rất cao.
Hiện tại theo thông báo thì lượng nước tràn vào trong khoang qua lỗ thủng vẫn vượt quá khả năng xử lý của máy bơm, khiến đội cứu hộ đang phải tìm cách đưa con tàu vào chỗ cạn để tránh nguy cơ chìm nghỉm.Vụ va chạm này khiến 8 người bị thương và 127 nhân viên thủy thủ đoàn phải đi sơ tán.
Tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 của Hải quân Na Uy sau tai nạn
Các tàu hộ vệ tên lửa lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy là biến thể nhỏ nhất trong gia đình khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân do Mỹ chế tạo với chiều dài 134 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 4,6 m; lượng giãn nước đầy tải 5.300 tấn.
Cảm biến chính của con tàu xoay quanh radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/SPY-1F, đây là biến thể thu gọn của loại AN/SPY-1D lắp trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Được biết chiếc KNM Helge Ingstad vừa tham dự cuộc tập trận Trident Juncture 2018 do NATO tổ chức với mục đích răn đe Nga, tuy nhiên hiệu quả chưa thấy đâu thì lực lượng diễn tập đã bị thiệt hại nặng nề.
Bác thể, chiến hạm USS Ganston Hall của Hải quân Mỹ bị hỏng khoang chứa tàu đổ bộ, chiếc HMCS Halifax của Hải quân Canada bị cháy khoang động cơ, còn tàu HMCS Toronto mất khả năng năng cơ động và trôi dạt do hệ thống động cơ gặp sự cố.
Chi phí để sửa chữa chiếc chiến hạm Aegis này dự kiến sẽ rất tốn kém
Những vụ va chạm với tàu chở hàng dân sự đang trở thành ác mộng lớn của lực lượng Hải quân NATO, khi gần đây có tới hai khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ bị hỏng nặng sau các sự cố tương tự.
Hiện tại chưa biết Hải quân Na Uy sẽ phải làm sao để đưa chiếc khinh hạm tối tân của mình thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên ngay lúc này có thể dự đoán rằng chi phí để khôi phục lại hoạt động cho nó sẽ yêu cầu một khoản tiền không hề nhỏ.
https://baomoi.com/chien-ham-aegis-hong-nang-sau-khi-tap-tran-ran-de-nga/c/28514331.epi
Trong quá khứ, việc tàu chiến va chạm với tàu buôn hay tàu đánh cá đã được ghi nhận nhiều lần. Tàu chiến Aegis Nhật bản cũng từng tông tàu ngư dân
Ngày 18/2/2008, tàu khu trục Atago 7.750 tấn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) va chạm với một tàu đánh cá ngừ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba. Tai nạn khiến tàu đánh cá bị vỡ làm đôi và hai cha con ngư dân thiệt mạng.
Tàu khu trục Atago của Nhật (trên cùng) đâm vỡ tàu đánh cá (phần nhỏ màu đỏ) khiến 2 ngư dân thiệt mạng vào năm 2008. Ảnh:
Reuters.
Atago là một trong vài tàu chiến của Nhật Bản được trang bị hệ thống theo dõi radar Aegis tân tiến. Tai nạn xảy ra khi tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Yokosuka sau khi tham gia huấn luyện ở Hawaii.
Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba nói đây là sự cố "vô cùng đáng tiếc". Theo
Kyodo, đây là tai nạn nghiêm trọng nhất giữa tàu chiến và tàu dân sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1988, khi một tàu ngầm va chạm với một tàu đánh cá ở vịnh Tokyo khiến 30 người chết.
Cùng với những ồn ào xung quanh bê bối làm lộ thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật trước đó, vụ việc khiến công chúng nước này giận dữ. Lãnh đạo JMSDF Eiji Yoshikawa bị cách chức, 87 quan chức quốc phòng nhận các mức phạt khác nhau trong khi Bộ trưởng Ishiba phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức.
https://news.zing.vn/nhung-vu-va-cham-giua-tau-chien-va-tau-dan-su-trong-lich-su-post755560.html
Máy bay UAV đâm thủng tàu tuần dương Aegis Mỹ
Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm thủng thành tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville (CG-62) của Hải quân Mỹ.
Các quan chức của Hải quân Mỹ cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 1h25 ngày 16/11 (theo giờ địa phương) trong một cuộc tập trận tiêu diệt mục tiêu trên không ở ngoài bờ biển Point Mugu, bang California. Vụ tai nạn đã khiến 2 thủy thủ trên tàu tuần dương USS Chancellorsville bị thương nhẹ.
Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm vào sườn tàu chiến, gần trung tâm thông tin chỉ huy (CIC) bao gồm phòng điều khiển hệ thống radar Aegis. Tai nạn xảy ra khi tàu USS Chancellorsville tham gia hoạt động đánh giá chất lượng các tàu được trang bị hệ thống tác chiến Aegis (CSSQT).
Tàu tuần dương lên lửa dẫn đường USS Chancellorsville bị thủng một lỗ rộng khoảng 1m.
Trong cuộc tập trận này, mục tiêu không người lái BQM-74, được giả định là một máy bay chiến đấu chống tên lửa của kẻ thù, đã mất kiểm soát và cuối cùng đâm vào sườn tàu, trong khi các hệ thống phòng thủ trên tàu chưa kịp được kích hoạt để bắn hạ mục tiêu bay.
Tàu tuần dương USS Chancellorsville được biên chế cho Hải quân Mỹ từ năm 1989. Nó được trang bị tên lửa dẫn đường, pháo với khả năng đối không, đối hạm và đối đất. Tàu cũng chở theo hai trực thăng đa nhiệm hạng nhẹ Seahawk Light để tham gia các sứ mệnh chống tàu ngầm.
http://khampha.vn/tin-quoc-te/may-bay-uav-dam-thung-tau-tuan-duong-my-c5a142186.html