qbtokyo Trong cuốn “Nguồn gốc các loài” Darwin cho rằng tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên là áp dụng cho tất cả các sinh vật, kể cả con người. Trong cuốn “Nguồn gốc loài người và chọn lọc sinh dục” ông khẳng định con người có nguồn gốc từ động vật và tổ tiên con người có chung nguồn gốc với khỉ.
Thuyết này đã tồn tại từ rất lâu. Và cho đến cách đây vài năm thì em mới biết đến việc thuyết tiến hóa này được chứng minh là sai. Đây là do sự hiểu biết hạn hẹp của em.
Vì thế em hỏi các bác xem các bác biết đến việc Thuyết tiến hóa của Darwin sai là khi nào? từ năm bao nhiêu ạ?
Cách đây 20 năm, các nhà khoa học đã chứng mình là nó sai rồi... huhuhu
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày nay, tính ngụy khoa học và phản tự nhiên của thuyết tiến hóa đã lộ ra rõ ràng đến nỗi những người không chuyên ngành về sinh học cũng có thể nhận thấy. Điển hình là trường hợp của Phillip Johnson, một giáo sư luật tại Đại học California ở Berkeley, trở thành một trong những nhà tiên phong trong sự nghiệp giành lại sự thật cho sinh học – tố cáo sự vi phạm luật tự nhiên của học thuyết Darwin. Trong hơn 20 năm qua Johnson liên tiếp cho ra mắt một loạt tác phẩm phê phán thuyết tiến hóa, thậm chí với tư cách một học giả về luật pháp, ông nêu câu hỏi thách thức: “Thuyết tiến hóa có thể chứng minh được tại một phòng xử án hay không?” (Can Evolution be proved in a courtroom?).
Câu hỏi ấy là lời giới thiệu cuốn “Darwin on Trial” (Darwin được đem ra xét xử) xuất bản năm 1991. Năm 1997, ra mắt cuốn “Defeating Darwinism by Open Minds” (Đánh bại học thuyết Darwin bằng tư duy mở). Năm 2006, ra mắt cuốn “Darwinism’s Nemesis” (Sự báo ứng đối với Darwin),….
http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/thuyet-tien-hoa-darwin-da-den-luc-cham-dut-su-lua-doi-vi-dai/
Khoa học chỉ là những quan điểm khác nhau. Chuyện các nhà khoa học phản biện lẫn nhau là chuyện thường mà bác, cho nên thuyết này đúng hay sai em nghĩ cũng chưa chứng minh được đâu, chỉ có bao nhiêu người còn tin và dùng làm cơ sở để suy đoán và chứng minh hệ quả của nó cũng như các hiện tượng tự nhiên khác.
Còn đâu một câu nói phải nằm trong cả 1 ngữ cảnh mới có nghĩa, em không hiểu bác nhà báo dởm nào đi trích dẫn ra câu này:
ông nêu câu hỏi thách thức: “Thuyết tiến hóa có thể chứng minh được tại một phòng xử án hay không?” (Can Evolution be proved in a courtroom?).
Đúng là bác đọc nhầm báo lá cải rồi bác ơi, thuyết tiến hóa nói về quá trình lâu dài đến nghìn, triệu năm, mấy ông luật sư ngồi trong phòng xử án có ngồi được đến 100 năm không mà chờ chứng minh

Lại nói luật sư, vào phòng xử án tranh luận khoa học? Chỉ có ở báo lá cải. Phòng xử án chỉ tranh tụng, lách luật hoặc biện minh... làm sao bảo đảm lợi ích lớn nhất cho thân chủ/ bên phía của luật sư đang tranh cãi, trong khuôn khổ của pháp luật được trích dẫn/ biện minh chứ đâu phải là cơ sở để xác minh đúng sai của sự việc/ hiện tượng/ vấn đề khoa học?
Nói về khoa học đều trích dẫn từ nghiên cứu khoa học/ bài báo/ học thuyết, chứ thằng nào đi kêu "Dựa trên quyết định của toàn án bang xxx, cơ sở khoa học này là đúng đắn/ sai lầm..." thì em không tin luôn