Dạo gần đây, xung đột truyền thống ở nhiều nước nhỏ đến trung mà đứng "trung lập" (hoặc muốn nhưng chưa thuộc về khối nào) có diễn tiến như thế này.
Serbia với Kosovo cũng vừa đạt thoả thuận với sự bảo trợ của EU:
https://www.aljazeera.com/news/2023/3/19/kosovo-serbia-agree-on-how-to-implement-eu-normalisation-plan
Thực ra, đó kiểu như là, "mở một con đường khác cho mình".
Cái lúc loạn lạc thế này, bất kể là "phe" nào rốt cuộc sẽ thắng, thì sau khoảng chục năm vẫn nhiều khả năng sẽ có những cường quốc mới nổi lên (có thể là tầm khu vực thôi), nhưng những nước cỡ nhỏ-vừa mà rơi vào vùng tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc hiện nay thì có nguy cơ rất cao trở thành những "trung tâm xung đột vĩnh viễn" sau này. Chưa kể nhỏ quá, gặp trường hợp xui xẻo, có khả năng bị xoá sổ luôn (Georgia/Gruzia và Moldova đang đứng trước nguy cơ này).
Lúc bình thường thì gây sự, tranh giành đất cát với thằng hàng xóm/anh em sát bên, nhiều khi để củng cố chính chế độ ở trong nước, giảm bớt mâu thuẫn giữa các phe phái thống trị. Nhưng vào thời điểm này, những mâu thuẫn ấy rất dễ bị đẩy lên cao trào, khiến cả hai bị nát banh xác luôn, chứ đừng nói là chỉ mất chì với chài. Như vậy thì chẳng lo mà thôi đi.
Tuy nhiên, cái này cơ bản cũng là những bước đi thăm dò thôi, chứ chưa nói chắc được gì đâu. Cội rễ xung đột nó lan ra đã lâu rồi. Nếu mà cuộc xung đột rộng hơn do các cường quốc cầm đầu chấm dứt quá nhanh, hoặc kéo dài quá lâu, mà không có thế lực nào mới mẻ nổi lên tạo được những cơ chế ổn định để dàn xếp quyền lợi cho tất cả các bên, thì vẫn có khả năng "vũ như cẫn".
Cánh Saudi-Iran thì có 1 khía cạnh là TQ (và Nga) muốn chơi với cả hai bên và rất có lợi ích trong việc hai bên ấy hoà giải với nhau. Nhưng cách một cường quốc bảo đảm an ninh thì mềm đi đôi với cứng nó mới bền. Với TQ thì cứng mềm nhiều khi họ cũng không ngại, mà cái ngại là can thiệp cứng quá xa nhà - bản thân "cơ địa" của TQ, 1 quốc gia quá khép kín tròn trặn, không phù hợp với điều ấy.
Hơn nữa, về mặt kỹ thuật, muốn vươn xa phải có hải quân nước xanh.
Nhân nói, rất nhiều tàu hải quân của TQ, từ tàu nổi đến tàu chìm, đang chạy động cơ (mua chui- bán chui) của Đức:
https://www.dw.com/en/german-engine-technology-found-in-chinese-warships-report/a-59740301
Năm ngoái, TQ định bán tàu ngầm lớp Yuan cho Thái Lan, nhưng deal bị bể, do MTU không bán (nổi) động cơ cho TQ nữa:
https://www.nationthailand.com/in-focus/40012997
Ngoài ra, hải quân TQ còn phụ thuộc sonar, hệ thống chống ngầm và đất đối không của Pháp nữa:
https://www.businessinsider.com/chinas-navy-and-european-technology-2013-12
Azerbaijan với Armenia thì đang cạnh tranh làm trạm trung chuyển năng lượng và hàng hoá giữa Á và Âu, rồi chẳng biết sao nữa. Ca này khó vì nội bộ EU đang không đồng tình với nhau.